CON SẼ BÉO PHÌ NẾU MẸ QUÁ GẦY



Mẹ bầu ăn uống vừa đủ, không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá ít bởi cả hai đều khiến trẻ sinh ra bị béo phì, đặc biệt nguy cơ còn cao hơn với những mẹ có cân nặng bình thường khi bắt đầu mang thai.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã theo dõi sức khỏe của 4.145 thai phụ và con của họ. Cuộc khảo sát cũng dựa trên nhiều thông tin về độ tuổi, sắc tộc, chế độ ăn uống, trình độ học vấn, chỉ số cân bằng chiều cao – trọng lượng cơ thể trước khi mang thai của các bà mẹ.
Khoảng 20,4% số trẻ từ 2-5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì có mẹ tăng cân quá nhiều trong khi mang thai. Tỷ lệ này ở những trẻ có mẹ tăng cân quá ít là 19,5%. Một phụ nữ cân đối ăn quá nhiều khi mang thai dễ có con béo phì hơn 80% so với người ăn uống hợp lý. Và mẹ ăn quá ít khi mang thaicũng dễ có con bị thừa cân hơn những người khác 63%.
Người ta cho rằng một số tình trạng diễn ra trong bụng mẹ sẽ “lập trình” cơ chế trao đổi chất của trẻ trong nhiều năm sau khi chào đời. Chúng có thể để lại những hậu quả kéo dài đối với việc kiểm soát sự thèm ăn, dự trữ mỡ, cân bằng và phân bố năng lượng của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ; gây tác hại cho quá trình ổn định tăng trưởng trọng lượng sau này.
ba bau 2
Bà bầu cần có mức tăng cân đều và hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bé
Do béo phì sẽ lấy đi 9 năm tuổi thọ và là mầm mống của nhiều vấn đề sức khỏe nên việc phụ nữ nhận được lời khuyên rõ ràng về mức tăng cân cần đạt được trong khi mang thai là hết sức quan trọng.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ nữ có thai tăng trung bình từ 9 đến 12 kg là đủ. Tỷ lệ tăng cân lý tưởng là 3 – 4 – 5, tức là 3 tháng đầu tăng 3kg, 3 tháng giữa tăng 4kg và 3 tháng cuối cùng nên tăng 5kg là đủ chuẩn cho một em bé khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia còn tuỳ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của người mẹ trước khi có thai mà xác định số cân nặng cần thiết. Ví dụ người mảnh khảnh cần tăng 12 – 18kg, người cân nặng trung bình cần tăng 11,5 – 16kg, người đã dư cân tăng 7 – 8 kg… Do đó, bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ nhé.
Để kiểm soát cân nặng khi mang thai và hình thành quy trình trao đổi chất lành mạnh cho con ngay từ trong bụng mẹ, các mẹ cần bỏ ý nghĩ “ăn cho hai người”, chú ý bổ sung vitamin, ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm – nhai kỹ, cắt giảm đồ ăn vặt ngọt và béo, uống đủ nước và tập thể dục đều đặn.
MarryBaby
Chia sẻ :